Giữ vững lập trường, xây dựng cá tính của bạn không phải là một điều gì đó quá khó khăn. Mà đó là cách bạn bảo vệ quan điểm của bản thân trong các trường hợp cụ thể và chính xác.
Câu nói của Phillip Brooks khiến cho tôi cảm thấy rất thấm đó là: “Cá tính có thể tỏa sáng ở những khoảnh khắc vĩ đại, nhưng nó lại được hình thành từ những khoảnh khắc nhỏ nhoi”. Vậy bạn hãy thử đối chiếu lại với chính bản thân bạn xem trong quá khứ những điều bạn đã làm, đã trải qua hình thành nên con người bạn hôm nay như thế nào.
Giữ vững lập trường là gì?
Việc này xuất phát từ cá tính của bạn. Đó là một tập hợp những phẩm chất mà bạn có và nó khiến bạn trở nên khác biệt với mọi người.
Những phẩm chất tốt đẹp của một người tích cực là dũng cảm, chân thành, ngay thẳng,…Đó là một hình tượng tốt đẹp, hoàn hảo của một người nhưng không có nghĩa là bạn phải tìm mọi cách để được như một con người tưởng tượng đó. Hãy sống thật với bản thân mình và thể hiện được tư tưởng của một người có quan điểm nhất quán và giữ vững được lập trường của bạn trong mọi tình huống. Nhưng bạn cũng phải biết nhìn nhận ra cái sai của bạn mà thay đổi, giữ vững lập trường không có nghĩa là bạn luôn đúng.
Quá trình xây dựng lập trường vững chắc của bạn
Bắt đầu bằng cách hãy nhớ lại lần gặp khó khăn gần nhất của bạn là gì? Và trong lúc đó bạn đã chọn con đường đi dễ để tránh những va chạm nhất định mặc cho nó đi ngược lại với quan điểm và niềm tin của bạn bấy lâu nay. Hay bạn đã chọn đi con đường khó khăn hơn nhưng lại là một sự lựa chọn đúng đắn mà bạn có niềm tin bấy lâu nay. Tư duy phản biện của bạn cần được trau dồi để có thể cải thiện quan điểm của người khác.
Lựa chọn của bạn quyết định tính cách của chính bạn. Cá tính của bạn chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ do gen di truyền từ bố mẹ bạn. Nhưng phần lớn là do môi trường mà bạn sinh sống và cách bạn nhìn nhận thế giới quan như thế nào? Và điều quan trọng là bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nó theo những hướng tích cực hơn.
Xác định giá trị cốt lõi của bạn
Đầu tiên bạn cần phải xác định được điểm mạnh nhất của bạn là gì? Nên nhớ là chỉ 1 điểm mạnh nhất thôi nhé, đừng lan man liệt kê ra hàng loạt các kỹ năng mà bạn tự cho là giỏi nhất, điều này sẽ khiến bạn phân tâm và không có sự nhất quán. Càng thể hiện bạn là một người không giữ vững lập trường nhất định.
Tìm cách phát huy điểm mạnh của bạn
Phát huy điểm mạnh của bạn thường xuyên, mỗi ngày là cách tốt nhất để bạn có thể tự kiểm chứng được thực lực của bản thân. Giúp bạn tự tin hơn và luôn kiên định trong các tình huống cần đến kỹ năng ra quyết định của bạn.
Lúc nào bạn không thể giữ vững lập trường
Nhìn lại quá khứ, những lúc nào mà bạn đã không thể giữ vững lập trường của bạn. Hãy lấy đó làm bài học, bởi vì rất có thể lúc đó quan điểm của bạn có những sự thiếu sót hay sai lầm khiến cho người khác không đồng tình và phản bác lại chính bạn.
Nhưng đừng thấy đó mà tự trách bản thân hay cảm thấy có lỗi về quyết định của bạn. Điều đó chỉ làm cho tâm lý của bạn thêm nặng nề và sai lầm kéo tiếp sai lầm mà thôi. Quan trọng là bạn học hỏi được gì từ những sai lầm đó và sửa sai như thế nào mà thôi.
Niềm tin giữ vững lập trường của bạn
Thực chất lương tâm của bạn luôn mách bảo bạn những điều bạn nghĩ là đúng đắn. Nhưng liệu điều đó có khiến cho bạn là một người có thể giữ vững tốt lập trường đúng lúc, đúng chỗ với những hành động đột phá của bạn.
Một vài điều cơ bản sau sẽ giúp bạn có thể biết cách khi nào thì bạn nên giữ vững lập trường của bạn.
- – Không phải lúc nào cũng đồng ý với mọi người: Có thể bạn chỉ muốn cư xử hòa nhã với mọi người điều đó không có nghĩa là bạn cứ ừ cho qua. Bạn có biết là bản năng của con người là luôn nghĩ cho mình trước tiên không. Nhưng đôi khi vì hoàn cảnh nào đó mà bạn lại đánh mất đi bản năng này và dễ khiến cho người khác chèo lái suy nghĩ, tư tưởng của chính bạn. Đôi khi bạn cần tỏ ra quyết liệt hơn nữa để phản pháo lại những quan điểm sai của người khác.
- – Nhìn thẳng vào sự thật: Để tự tin giữ vững lập trường của bạn hơn trong những tình huống mà bạn chưa nắm bắt được đầy đủ thông tin. Trường hợp này rất đơn giản bạn hãy cố gắng dò hỏi lại người ta cho đến khi bạn hoàn toàn hiểu rõ được vấn đề.
- – Hãy hợp tác đừng đối đầu: luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác. Cho dù lập trường của bạn cứng rắn như thế nào thì cũng vẫn luôn phải đảm bảo quyền lợi của người khác.
- – Đừng áp đặt suy nghĩ của bạn lên người khác.
Bạn hãy nhớ là luôn có sự khác biệt rất lớn giữa việc giữ vững lập trường và việc tỏ ra cứng đầu, bất hợp tác với người khác mà bạn có thể nhầm lẫn bất cứ lúc nào.
SĐT: 093648 6633-02438 238 720
Email: nlptraining.vn@gmail.com
Địa chỉ: 13 Nguyễn Chế Nghĩa, P. Hàng Bài, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội