Home Hoàn thành mục tiêu 100% Phương pháp thiết lập mục tiêu hiệu quả bằng 9 câu hỏi NLP

Phương pháp thiết lập mục tiêu hiệu quả bằng 9 câu hỏi NLP

0
Phương pháp thiết lập mục tiêu hiệu quả bằng 9 câu hỏi NLP
thiết lập mục tiêu hiệu quả bằng NLP

Thết lập mục tiêu hiệu quả có tính quyết định rất lớn đến thành công trong cuộc sống và trong sự nghiệp của mỗi người. Nhưng đáng buồn là 95% trong số chúng ta không bao giờ đặt mục tiêu. Vậy 95% số người này làm việc cho ai? Họ đang làm việc cho 5% số người biết đặt mục tiêu đó.

Chắc chắn bạn đã từng biết về cách đặt mục tiêu kinh điển “S.M.A.R.T.” Nó rất hữu hiệu và mạnh mẽ, chi tiết và dễ làm. Chính tôi đôi lúc cũng sử dụng “S.M.A.R.T.” để đặt mục tiêu trong công việc của mình. Bên cạnh đó, NLP là một công cụ hữu hiệu để đặt mục tiêu, mà trong đó tôi nhận thấy sức mạnh của nó còn lớn hơn rất nhiều. Lảm thế nào được như vậy? Vì NLP cho phép chúng ta vượt xa cái gọi là “đặt mục tiêu“, mà sâu hơn nữa chính là “lập trình” tâm trí chúng ta đi thẳng tới mục tiêu mong muốn.

Thiết lập mục tiêu bằng NLP là gì?

Bộ não hoạt động chủ yếu dựa vào hệ thống giác quan (hình ảnh, âm thanh, cảm giác). Thiết lập mục tiêu bằng NLP tác động trực tiếp vào giác quan của chúng ta. Và bộ não không chỉ sử dụng hệ thống giác quan, nó còn sử dụng ngôn từ để định hướng hệ thống giác quan đó. Chính vì thế, Lập mục tiêu bằng NLP luôn đảm bảo chắc chắn rằng chúng ta dùng ngôn ngữ của chính mình sao cho định hướng toàn bộ tâm trí và cơ thể hướng về mục tiêu mong muốn.

Tính chi tiết của Lập mục tiêu bằng NLP giúp ta tập trung vào những gì ta thấy, nghe và cảm nhận từ bên trong. Sự chú ý của bạn sẽ hướng các giác quan thẳng tới những nguồn lực bên ngoài cần thiết để đạt được mục tiêu đó. thiết lập mục tiêu bằng NLP cũng giúp chúng ta có một lối tư duy thoáng đạt, dịch chuyển từ trạng thái hiện tại sang một trạng thái mong muốn.

Dưới đây là một bộ 9 câu hỏi bạn có thể sử dụng để thiết lập mục tiêu hiệu quả bằng NLP:

1. Cụ thể tôi muốn gì?

2. Hiện tại, tôi đang ở đâu?

3. Tôi nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy.., những gì khi tôi đã thành công với mục tiêu đó?

(Hình dung như thể mục tiêu đó đã đạt được)

4. Làm sao tôi biết được khi nào tôi đạt được nó?

5. Những kết quả này sẽ giúp gì cho tôi hoặc cho phép tôi làm được gì?

6. Nó chỉ là chuyện của riêng bạn chứ?”

7. Tôi muốn đạt được mục tiêu này ở đâu, khi nào, như thế nào và với ai?

8. Hiện tại, tôi có những nguồn lực hỗ trợ nào, và tôi cần gì để có được kết quả mong muốn?

  • Bạn đang có gì và cần gì để đạt được kết quả?
  • Bạn đã từng có nguồn lực này trước đây chưa?
  • Bạn biết có ai có nguồn lực này không?
  • Bạn có thể hành động như thể mình đang có các nguồn lực hay không?

9. Tôi muốn điều này vì mục đích gì?

Tôi sẽ được gì hoặc mất gì nếu tôi có nó?

Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi đạt được mục tiêu đó?

Điều gì sẽ không xảy ra nếu tôi đạt được mục tiêu đó?

Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không đạt được mục tiêu đó?

Điều gì sẽ không xảy ra nếu tôi không đạt được mục tiêu đó?

Video dưới đây giúp bạn hình dung rõ ràng về 9 câu hỏi này:

QUAN TRỌNG HƠN HẾT MỤC TIÊU CỦA BẠN PHẢI ĐẢM BẢO TIÊU CHÍ S.M.A.R.T

Thiết lập mục tiêu hiệu quả bằng NLP.2
Thiết lập mục tiêu hiệu quả bằng NLP

Vậy Nguyên tắc SMART là gì?

Đó là nguyên tắc “THÔNG MINH” giúp bạn định hình và nắm giữ được mục tiêu của mình trong tương lai. Bạn sẽ biết được khả năng của mình có thể làm được gì và xây dựng kế hoạch cụ thể cho chúng:

S.M.A.R.T là tên viết tắt các chữ đầu của 5 bước:

Và để có một mục tiêu thông minh thì khi đặt mục tiêu bạn phải hội đủ 5 yếu tố sau .

  • S – Specific : Cụ thể, dễ hiểu.
  • M – Measurable : Đo lường được
  • A – Attainable : Có thể đạt được
  • R – Relevant : Thiết thân
  • T – Time-Bound : Thời gian hoàn thành

SPECIFIC

Mọi mục tiêu đặt ra phải cụ thể, dễ hiểu – thường thì khi bắt đầu đặt mục tiêu cá nhân khá nhiều bạn trẻ thích đặt những mục tiêu to lớn và khó hình dung như trở thành giám đốc, trở thành người thành đạt hay đơn giản hơn là sẽ học giỏi, sẽ vào được trường tốt. Và đó các bạn lại chưa có một khái niệm hay định nghĩa cụ thể cho việc thành đạt là gì? Trở thành giám đốc là gì? Trường nào là trường tốt ? Thế nào là học giỏi? Điều này sẽ hạn chế khả năng đạt được mục tiêu của bạn. Thay vì mơ hồ như vậy bạn thử đặt mục tiêu của mình thật rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu để có thể hình dung ra nó. Ví dụ như đạt được điểm số bao nhiêu trong học kỳ sắp tới, 7.0, hay 8.0 chẳng hạn….; Bạn sẽ đạt được điểm TOEFL iBT là 100+ trong 3 tháng tới ( và bạn sẽ học mỗi ngày để ôn luyện kiến thức đó…), Sẽ đăng ký vào trường Đại học nào ( tìm hiểu những yêu cầu của trường đó về điểm số và hồ sơ và đặt những mục tiêu cụ thể cho từng yêu cầu…)

MEASURABLE

Ví như bạn đặt ra cho mình mục tiêu học sẽ dành ra 1 tiếng mỗi ngày để học và luyện tập tiếng Anh, 15 phút để ôn tập các từ mới đã học trong tuần, hoàn thành việc của ngày hôm nay không để sang ngày mai…Đó là cách để bạn hoàn thành mục tiêu của mình nhanh nhất. Và bạn có thể đo lường được hiệu quả mỗi ngày/mỗi tuần

Đó là “Mục tiêu đó phải đo lường được” – khi bạn đặt mục tiêu cá nhân bạn phải biết được mục tiêu của mình có đo lường được hay không, có con sẽ cụ thể để bạn có thể đánh giá được kết quả của nó trên những con số đo lường này.

ATTAINABLE

Ngoài việc phải cụ thể và đo lường được thì nó phải nằm trong khả năng của bạn – bởi với một mục tiêu cao quá có thể làm cho bạn mệt mỏi và chán nản khi không đạt được điều đó. Những không phải vì thế mà không đặt ra những mục tiêu cao – Bạn sẽ chia nhỏ giai đoạn và đặt cho mình nhiều mục tiêu nhỏ – từng bước vượt qua nó để đạt được mục tiêu cao như ban đầu đã đề ra

Chính vì thể bạn hãy đặt mục tiêu vừa với khả năng và tiềm lực của bạn. Ví dụ bạn có thể đặt những mục tiêu như trở thành học sinh giỏi, đạt 9,0 cho học kỳ này khi bạn nhận thấy khả năng của mình hoàn toàn có thế. Đừng đặt những mục tiêu kiểu như sẽ học mỗi ngày 2 tiếng để tập thể dục khi hiện tại bạn chỉ dành ra 30′ để tập thì việc thực hiện nó sẽ rất khó đấy. Thay vào đó là việc trong tuần 1 bạn sẽ tăng thời lượng từ 30′ thành 45 ‘, tuần 2 tăng từ 45’ thành 1 tiếng và cứ thứ tự như vậy sau 1-2 tháng bạn hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu ban đầu của mình.

RELEVANT

Mỗi mục tiêu đều phải hướng tới 1 mục tiêu – mục đích chung – Liên quan đến tầm nhìn chung – đó là liên quan đến mục tiêu dài hạn của bạn.

Ví như bạn có thể đặt những mục tiêu nhỏ như học tiếng Anh để chuẩn bị đi du học Mỹ chứ không phải một ngoại ngữ nào đó, không liên quan đến việc đi học của bạn. Hay việc tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa, phát triển kỹ năng mềm cũng là những mục tiêu nhỏ để đạt được mục tiêu chung là Du học Mỹ thành công.

Việc mua trò chơi điện tử là một việc chẳng hề liên quan đến công việc học tập và chuẩn bị du học của bạn, nó chỉ để thỏa mãn sở thích cá nhân của bạn? Thì mục tiêu này có thể đặt sau 1 chút , giành thời gian cho những mục tiêu học tập, trau dồi kiến thức thì sẽ hiệu quả hơn – Điều này sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu của mình nhanh hơn.

TIME-BOUND

Đặt gia những thời gian, thời hạn cụ thể cho từng mục tiêu – bạn hãy giới hạn cho mục tiêu của mình trong thời gian là bao lâu ví dụ như trong 1 tháng, 1 năm hay lâu hơn một chút…. bằng cách này chúng ta sẽ hoàn thành nhanh hơn và có kỷ luật hơn để hoàn thành mọi việc đúng hạn. Những mục tiêu lớn hãy chia nhỏ để hoàn thành dễ dàng hơn nhé bạn.

Giờ thì bạn biết nguyên tắc thông minh khi đặt mục tiêu là gì. Bạn hãy ghi nhớ để áp dụng cho những mục tiêu quan trọng trong học tập, cuộc sống.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ nó ngay nhé. Bạn biết không, càng cho đi chúng ta càng nhận được nhiều hơn!

Sau đó, một khóa đào tạo NLP là một lựa chọn tuyệt vời! Trong NLP Practitioner, bạn sẽ học trong 6 ngày cách làm cho cuộc sống của bạn hạnh phúc, thịnh vượng, bình an nhất! Trên trang này, bạn có thể đọc mọi thứ về NLP Practitioner. Bạn có muốn biết thêm về đào tạo NLP và những gì nó có thể làm cho bạn? Hãy kết nối với tôi: