Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng giao tiếp được đánh giá cao nhất. Rèn luyện tư duy phản biện 20 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp và thuyết phục được khách hàng.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng tư duy đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay và là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Tư duy có thể giúp chúng ta phát triển bản thân, quản lý bản thân tốt hơn. Mỗi chúng ta ai cũng đều tư duy nhưng không phải ai cũng có tư duy phản biện. Kỹ năng tư duy phản biện là kỹ năng khó nhất trong kỹ năng tư duy. Hãy theo dõi bài viết ngay sau đây để cùng nhau rèn luyện kỹ năng phản biện và bỏ túi cẩm nang tư duy phản biện nhé!
Tư duy phản biện là gì?
Tư duy phản biện là một quá trình tư duy nhằm chất vấn các giả định hay giả thiết từ đó khẳng định nhận định nào đúng, nhận định nào sai, hoặc nhận định có phần đúng, có phần sai.
Kỹ năng tư duy phản biện là thành tố quan trọng quyết định sự chuyên nghiệp trong chuyên môn nghiệp vụ công tác. Tư duy phản biện không phải ngẫu nhiên mà có, mà nó được hình thành qua quá trình giáo dục, rèn luyện và ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của xã hội.
Cẩm nang tư duy phản biện được định nghĩa là “những suy nghĩ mang tính chất phản ánh có lý lẽ về việc tin vào điều gì hoặc làm điều gì”. Nó cũng được miêu tả là “tư duy về tư duy”. Trong Triết học, tư duy phản biện thường được hiểu là sự gắn bó với thực tiễn xã hội và chính trị, là ước muốn kết hợp những quan điểm vào cách tư duy và hành động của chúng ta, cũng như ước muốn thúc đẩy khả năng phản biện nơi đối tượng khác.
Ý nghĩa của việc tư duy phản biện
Tư duy phản biện luôn đi liền với tư duy logic có ý nghĩa quan trọng làm rõ mục tiêu, khảo sát các giả định, nhận định, đánh giá các minh chứng, hoàn thành các hành động, và đánh giá các kết quả đã đạt được
Học cách tư duy phản biện sẽ giúp chúng ta trở thành một người đọc có trình độ, người viết có năng lực. Rèn luyện tư duy phản biện chính là cách để đưa ra mọi vấn đề của cuộc sống.
Kỹ năng tư duy phản biện 20 phút mỗi ngày
Theo các công trình nghiên cứu tâm lý của các nhà khoa học thì các kỹ năng cốt lõi của tư duy phản biện là quan sát, diễn giải, phân tích, suy luận, đánh giá, giải thích, và tổng hợp. Để học tư duy phản biện thì một cá nhân hay một nhóm người cần hết sức lưu ý:
- – Minh chứng qua quan sát, nhìn nhận.
- – Bối cảnh phản biện.
- – Những tiêu chí thiết thực để có một nhận định đúng.
- – Những phương pháp có thể áp dụng được hay kỹ thuật xây dựng nhận định trong việc tư duy phản biện.
- – Những cơ cấu lý thuyết có thể áp dụng được để hiểu những vấn đề cần phản biện và câu hỏi trong tầm tay để phản biện diễn ra theo quá trình hai chiều, có sự phản hồi.
Ngoài việc sở hữu kỹ năng tư duy phản biện mạnh mẽ, mỗi chúng ta đều cần thiết phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để linh hoạt xử lý những vấn đề ấy với việc sử dụng kỹ năng tư duy phản biện. Tư duy phản biện không chỉ là việc vận dụng tri thức về logic mà còn những tiêu chí trí tuệ khác như sự rõ ràng, đáng tin cậy, sự xác đáng, sự sâu sắc, tính thiết thực, tính khả thi giải quyết vấn đề, tính phản hồi… Mọi điều cần lưu ý trong kỹ năng phản biện, bạn đều có thể tìm thấy trong tư duy phản biện sách được bán ở rất nhiều hiệu sách trên toàn quốc với khối lượng tác phẩm đa dạng.
Đôi khi đồng nhất phản biện với chê bai là sự sai lầm dễ gặp của tư duy phản biện của người Việt Nam. Chê bai, thì thường có mục tiêu thắng thua về mặt cá nhân, hướng đến chỉ trích cá nhân và xoá bỏ mọi thứ. Phản biện là dùng các góc nhìn khác nhau để tiếp cận tình huống từ đó đánh giá tình huống với mục tiêu cải thiện chất lượng hiệu quả công việc. Chê bai mang tính cảm xúc cảm tính, đôi khi có lập luận nhưng thường chứa nhiều ngụy biện trong câu nói, mang tính tiêu rất nhiều.
Các ví dụ về tư duy phản biện sai mà chúng ta thường sai lầm mắc phải:
Ví dụ 1: A: “1+1 = 3”, B: “Không, 1+1 = 2 chứ.”
→ Câu nói của B không mang tính phản biện
Ví dụ “1+1=3” sẽ đúng trong kinh doanh khi bạn bỏ ra 1 triệu tiền vốn và bỏ thêm 1 triệu tiền vốn nữa, khi kinh doanh hiệu quả bạn thu được 3 triệu doanh thu.
Ví dụ 2: A: “C là một học sinh dốt”, B: “Không, C là một học sinh giỏi”
→ Câu nói của B cũng không mang tính phản biện
Tư duy phản biện không phải là việc đưa ra một nhận định cảm quan mà là việc đưa ra một nhận định kèm theo lý lẽ và dẫn chứng để chứng minh lập luận hay nhận định đó là đúng.
Nlptrainning.vn tự hào là trang web đi đầu trong việc cung cấp các khóa học tư duy phản biện giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy phản biện và suy ra được những phương pháp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả nhất. Bạn chưa tự tin ở khả năng phản biện của mình và chưa có cách rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và lựa chọn khóa học phù hợp. Mọi thông tin chi tiết về khóa học, xin anh chị vui lòng liên hệ theo:
SĐT: 093648 6633-02438 238 720
Email: nlptraining.vn@gmail.com
Địa chỉ: 13 Nguyễn Chế Nghĩa, P. Hàng Bài, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội